Muỗi thường được tập trung chủ yếu ở sông, hồ, ao, suối hay những nơi có chứa nước hoặc môi trường ẩm ướt. Chúng được chia thành nhiều chủng loại, mỗi loại lại có đặc tính và môi trường sống rất khác nhau. Một số loài có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người và lây truyền giữa động vật với con người. Một số bệnh nguy hiểm do muỗi truyền có thể gây tử vong ở người và một số bệnh truyền nhiễm.
Mùa hè vừa qua cũng đã có rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết, điều này đặt ra một mối lo ngại rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Để có thể phòng tránh tốt căn bệnh này, chúng ta nên chủ động tìm hiểu về những loài muỗi để có thể phân biệt và phòng tránh kịp thời nếu như gặp những loài muỗi có độc tính cao. Bài viết này sẽ phân loại các loài muỗi ở Việt Nam, giúp các bạn có những hiểu biết cơ bản về chúng.
1. Muỗi Aedes Aegypti (muỗi hoa)
Loài muỗi chích nhiều nhất khi thay đổi cường độ ánh sáng ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời chuẩn bị lặn. Với hình dáng thân hình có vệt đen trắng ở những con muỗi đã trưởng thành, các ấu trùng của loài muỗi này được nằm ở góc 45 độ so với mặt nước và tồn tại ở hình bầu dục. Loài muỗi aedes mất khoảng 6 – 8 ngày để phát triển từ trứng thành ấu trùng – nhộng và trưởng thành muỗi. Aedes thích nghi với môi trường có nước sạch và chúng thường bị thu hút bởi những gam màu sắc như đen và đỏ. Thông thường loài muỗi này sẽ được chia làm 2 chi, một số chi của loài muỗi này còn có giá trị y tế dùng trong nghiên cứu bệnh sốt rét vàng hay sốt xuất huyết ở người.
2. Loài muỗi Anophel SPP.
Tập quán của loài muỗi này là “kiếm ăn” vào ban đêm và thích màu tối. Để nhận biết chúng, bạn thử nhìn xem chúng có vệt màu xanh xám trên cánh hay không. Quá trình sinh trưởng của chúng sẽ mất từ 6 tới 10 ngày. Anophel là loài muỗi không thích bị ô nhiễm nên chúng thường sinh sống ở những nơi có nước sạch. Tập quán của loài muỗi này là “kiếm ăn” vào ban đêm và thích màu tối.
Bên cạnh đó, loài muỗi này lại ưa thích vùng nước sạch và không bị ô nhiễm, do đó nếu như nhà bạn sạch sẽ thì chưa chắc đã loại được khả năng muỗi kí sinh trong nhà đâu nhé. Hơn nữa, chúng cũng thích các sắc màu tối như Aedes và thường chích người vào ban đêm, khi chúng ta đã ngủ say. Hãy chú ý đến khu vực mình sinh sống để có thể trách các loại muỗi ở Việt Nam để chủ động bảo vệ chính sức khỏe của gia đình chúng ta.
3. Muỗi Culex SPP.
Mỗi loài muỗi gây ra dịch bệnh cho con người, do vậy mà chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất. Có rất nhiều phương pháp phòng chống và tiêu diệt loài côn trùng mang nhiều mối nguy hại này, từ các phương pháp sử dụng biện pháp phòng chống sinh học, truyền thống cho đến những phương pháp hiện đại. Tuy nhiên cho dù là biện pháp nào cũng chưa thể tiêu diệt muỗi một cách triệt để nhất. Giữ gìn môi trường sống tự nhiên sạch sẽ là yếu tố quyết định để không còn nơi sinh sống của muỗi. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về các loài muỗi ở Việt Nam, đồng thời hiểu được những mầm mống bệnh nguy hiểm từ các loài muỗi này. Đừng chủ quan mà hãy chủ động để bảo vệ chính mình và gia đình mình nữa nhé!